Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


.
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Latest topics
Tin tức
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Bài hát tuần
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Mở rộng liên kết
Top posters
Admin
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
ngocthanh
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
honghoa
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
huyenngan_1092
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
taysonthuongvo
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
anhhai.shuite
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
thaonho2002
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
Bichthan
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
nguyenkhoa
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
thuongmit
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_lcapBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Voting_barBài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Vote_rcap 
Đếm truy cập

 

 Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012)

Go down 
Tác giảThông điệp
honghoa

honghoa


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 06/03/2011
Age : 32
Đến từ : An Nhơn, Bình Định

Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012)   Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012) I_icon_minitime4/7/2012, 19:12

Bắc Ninh là một tỉnh giàu có, đông dân, nhưng trong thời kì đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, bị đế quốc và phong kiến bóc lột tàn nhẫn , nên đông đảo nhân dân sống rất nghèo khổ. Chính nơi đây đã sinh ra người anh hùng Nguyễn Văn Cừ và trở thành một trong những vị Tổng bí thư trẻ tuổi nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, người đã có công lớn trong việc chỉnh đốn Đảng ngay từ khi Đảng đang còn bước những bước đi đầu tiên.

Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9 tháng 7 năm 1912 ở làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Tuy đời sống chật vật , nhưng gia đình vẫn cho Nguyễn Văn Cừ đi học. Nguyễn Văn Cừ được ông ngoại kèm cho học chữ nho. Tuổi còn nhỏ nhưng Nguyễn Văn Cừ rất thông minh, thường đòi ông giảng cho những chữ khó hiểu. Thấy cháu học giỏi, ông bàn với gia đình cho cháu ra phủ Từ Sơn học chữ quốc ngữ. Năm 16 tuổi, Nguyễn Văn Cừ đậu bằng tiểu học và được vào trường Bưởi (Hà Nội). Do sự cố gắng chịu khó nghiên cứu, suy nghĩ tìm tòi trong học tập, nên đồng chí luôn được xếp là học sinh xuất sắc trong lớp .

Vốn bản tính thẳng thắn, trung thực, hay đấu tranh với những việc chướng tai gai mắt, đồng chí thường cùng với một số bạn bè tiến bộ trong trường tìm mọi cách vạch mặt những kẻ hay nịnh Tây. Khoảng năm 1927-1928, được các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tuyên truyền giác ngộ cách mạng , đồng chí dần dần hiểu rằng, muốn xóa bỏ cảnh áp bức , bóc lột , không thể đả kích cá nhân , mà phải vận động quần chúng đứng dậy đánh đổ toàn bộ chế độ đen tối của đế quốc và phong kiến . Vì vậy , đồng chí bước vào hoạt động cách mạng và bị nhà trường đuổi học khi còn giữa khóa.

Sau khi bị đuổi ra khỏi trường Bưởi , đồng chí về quê mở trường dạy học tại nhà đồng chí Dương Tuấn Duy (thường gọi là cụ cử Đỗ) ở làng Hà Lỗ (tức làng Giỗ Đông) , thuộc phủ Từ Sơn . Tại đây , đồng chí Nguyễn Văn Cừ liên lạc với đồng chí Ngô Gia Tự và Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để hoạt động. Công việc đang tiến hành thì đồng chí bị mật thám bắt. Sau một thời gian giam giữ và tra hỏi, không tìm ra chứng cứ, buộc chúng phải thả đồng chí.

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, bằng cách đưa các đảng viên không thuộc thành phần công nhân đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp công nhân. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ lúc này lấy tên là Phùng đã đi làm phu cuốc than tại mỏ Vàng Danh.

Những ngày lao động ở mỏ, Nguyễn Văn Cừ đã thấy rõ khả năng cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời thông cảm được những sự khổ sở cực nhọc của công nhân được anh chị em công nhân tin cậy và yêu mến.

Tháng 6-1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời, Nguyễn Văn Cừ trở thành đảng viên của Đảng và được phân công làm cán bộ chuyên nghiệp của Đảng , thường xuyên đến các chi bộ ở Cẩm Phả- Cửa Ông để chỉ đạo công tác và kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong công tác vận động công nhân. Phong trào ở vùng mỏ ngày một phát triển, nhiều nơi đã thành lập được Công hội đỏ. Ở Mạo Khê, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã thành lập chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng. Đồng chí là người trực tiếp phụ trách và biên tập chính tờ báo “Mỏ than”. Tờ báo này đã có tác dụng tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, động viên cổ vũ quần chúng công nhân đấu tranh đòi quyền lợi và xây dựng phong trào cách mạng.

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, Đặc khu ủy Hòn Gai- Uông Bí cũng được thành lập, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đặc khu ủy, phong trào công nhân vùng mỏ bừng lên một khí thế mới. Thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ, ra sức đàn áp khủng bố phong trào. Trong một lần đi công tác, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bị sa vào tay địch. Nhưng với ý chí kiên cường của một chiến sĩ cách mạng, mọi gông cùm, mọi đòn tra tấn của thực dân đều không thể khuất phục được đồng chí. Đầu năm 1932, đồng chí bị đày ra Côn Đảo, giam ở Banh 2- gồm những tù chính trị mà bọn đế quốc cho là tội nặng nhất. Ở đây, theo nếp sống của những người cộng sản, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã không để thì giờ lãng phí. Ngoài những giờ lao động khổ sai, Nguyễn Văn Cừ cùng các chiến sĩ cách mạng khác lao vào học tập, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, sao chép sách báo, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, khiến cho bọn thực dân vô cùng lo sợ.

Năm 1936, do phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ ở nước ta diễn ra sôi nổi, thực dân Pháp phải thả một số tù chính trị, trong đó có Nguyễn Văn Cừ. Vừa ra khỏi nhà tù đế quốc, đồng chí đã chủ động bắt liên lạc với các chiến sĩ cách mạng như Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Khánh, … và hoạt động rất tích cực, khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ.

Tháng 8 năm 1937, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được xứ ủy cử đi dự Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Gia Định). Trong Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Năm 1938, khi chưa đầy 26 tuổi, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương, năm ấy đồng chí mới 26 tuổi. Sau đó đồng chí đã vào Sài Gòn nơi Trung ương đóng để đảm nhiệm công tác lãnh đạo toàn Đảng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô tại khu Đấu Xảo- Hà Nội nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938. Sự kiện này được coi là đỉnh cao của phong trào quần chúng trong thời kỳ vận động dân chủ.

Tuy nhiên, giữa lúc phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ đang diễn ra quyết liệt thì tư tưởng tả khuynh, thỏa hiệp với thực dân xuất hiện, cho rằng không nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng nữa, chỉ cần thỏa hiệp với thực dân, chỉ cần nắm chính quyền qua việc bầu cử là đã có thể đưa cách mạng thành công. Chính điều đó khiến cho tư tưởng của nhiều Đảng viên bị lung lạc. Trước tình hình ấy, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bình tĩnh phân tích tình hình và tiến hành loại bỏ những tư tưởng tả khuynh ra khỏi tổ chức Đảng. Tuy còn trẻ nhưng đồng chí có tầm nhìn rộng và rất sáng suốt. Nguyễn Văn Cừ nhận thấy rằng cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ chỉ là tức thời, trong tình hình cách mạng mới nhiệm vụ giải phóng dân tộc vẫn là trên hết, hơn nữa thực dân Pháp chỉ nhượng bộ để che mắt nhân dân và lợi dụng sự nhượng bộ đó để chia rẽ Đảng non trẻ, chúng luôn tìm mọi cách tiêu diệt Đảng cộng sản.

Nguyễn Văn Cừ đã tiến hành một cuộc tự phê bình trong Đảng, nghiêm khắc phê phán những khuynh hướng cô độc, hẹp hòi. Năm 1939, ký tên là Trí Cường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm lý luận nổi tiếng “Tự Chỉ Trích”. Quyển sách ra đời đã gây tiếng vang lớn trong Đảng và nhân dân, đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh tư tưởng nội bộ Đảng và đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-kít. Nhờ đó, hàng ngũ của Đảng được củng cố hơn trước, quần chúng càng thêm tin tưởng vào đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Giữa lúc Đảng ta rất cần nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng thì vào ngày 18 tháng 1 năm 1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bị địch bắt tại đường Nguyễn Tấn Nghiêm, Sài Gòn. Biết đây là Tổng bí thư của Đảng, thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man nhất để tra khảo đồng chí. Thế nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản. Là một trong những nhà lí luận xuất sắc của Đảng, Nguyễn Văn Cừ đã tận dụng những thời giờ ngắn ngủi trong nhà lao để động viên tinh thần của các đồng chí khác, làm gương cho họ về tinh thần cách mạng.

Sau một thời gian giam giữ không xét xử, nhân cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), thực dân Pháp khép cho đồng chí Nguyễn Văn Cừ tội đã thảo ra “Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”, “chủ trương bạo động”, là “người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ” và kết án tử hình đồng chí.

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch đưa ra xử bắn tại Bà Điểm, Gò Vấp (Gia Định). Tại pháp trường, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và các đồng chí khác đã kiên quyết vứt bỏ tấm băng đen bịt mắt, nhìn thẳng vào họng súng của địch và nhất loạt hô vang:

“ Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm”

“ Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm”

Với 29 tuổi đời, 12 năm tuổi Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có hơn 13 năm hoạt động cách mạng và hơn 2 năm làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là nhà lý luận xuất sắc, nhà chính trị tài năng, là tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học tập rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh cách mạng. Những di sản mà đồng chí để lại về tinh thần cách mạng triệt để, về tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình...mãi trở thành những sản phẩm trí tuệ vô giá cho các thế hệ hiện tại và mai sau học tập, noi theo.
CLB SỬ HỌC
Về Đầu Trang Go down
 
Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố TBT Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CLB Sử học tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 22- 12
» [justify] [b]TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 - NÉT ĐẶC SẮC CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM[/b]
» Bí mật hơn 6o năm về vũ khí hạt nhân của Liên Xô.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Danh mục :: Bài viết-
Chuyển đến