Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


.
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Latest topics
Tin tức
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Bài hát tuần
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Mở rộng liên kết
Top posters
Admin
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
ngocthanh
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
honghoa
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
huyenngan_1092
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
taysonthuongvo
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
anhhai.shuite
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
thaonho2002
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
Bichthan
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
nguyenkhoa
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
thuongmit
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_lcapTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Voting_barTừ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Vote_rcap 
Đếm truy cập

 

 Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Join date : 23/02/2011
Đến từ : Quy Nhơn

Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975   Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 I_icon_minitime2/6/2011, 06:03

Đã hơn 30 năm kể từ khi nước nhà được thống nhất, nhân dân cả nước được hưởng bầu không khí của hòa bình và tự do. Thế nhưng đến nay nhiều người vẫn đặt câu hỏi rằng tại sao một Việt Nam nhỏ bé, dân số chưa đầy 50 triệu người lại có thể đánh thắng kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới bấy giờ - đế quốc Mỹ.
Trong hơn 200 năm lịch sử của mình, nước Mỹ chưa từng thất bại trong bất kì cuộc chiến nào nên vừa đặt chân đến Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã hy vọng sớm biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Nhưng mọi việc đã không diễn ra đúng như kế hoạch ban đầu của đế quốc Mỹ, chúng đã đụng phải một dân tộc gan góc, một dân tộc vốn có lòng nồng nàn yêu nước được hun đúc từ nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi khi có ngoại xâm tinh thần ấy lại trỗi lên mạnh mẽ, chính tinh thần ấy đã làm cho đế quốc Mỹ liên tiếp chuốc lấy những thất bại hết sức nặng nề.
Kể từ khi đặt chân đến Miền Nam Việt Nam năm 1954, đế quốc Mỹ đã liên tiếp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Miền Nam. Với tinh thần chiến đấu anh dũng, quân dân Miền Nam đã liên tiếp đánh bại các chiến lược quân sự của Mỹ như chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Chiến tranh cục bộ (1965-1968), Việt Nam hóa chiến tranh(1969-1972). Sau những thất bại liên tiếp đó, chính phủ Mỹ ngày càng sa lầy sâu hơn vào cuộc chiến ở Việt Nam mà tương lai quân Mỹ ở Việt Nam đã được báo trước – đó là sự thất bại.
Đặc biệt với trận “Trận Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 dã buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh chấp nhận kết thúc chiến tranh. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được kí kết. Mỹ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, tạo ra sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho ta. Vậy là ta đã đánh cho “Mỹ cút” nhưng để đánh cho “ngụy nhào” phải có một quá trình chuẩn bị thế và lực mới. Từ giữa năm 1973, nhất là sau khi có nghị quyết 31(7/1973), cùng với việc chỉ đạo quân dân ta đẩy mạnh hoạt động phản công, tiến công địch, Tổng hành dinh cũng bắt tay xây dựng kế hoạch giải phóng miền Nam. Sau nhiều lần chuẩn bị, tám lần thông qua Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương và tranh thủ ý kiến của các tư lệnh chiến trường, kế hoạch dần dần được hoàn chỉnh. Lần thông qua cuối cùng từ ngày 18-12-1974 dến ngày 8-1-1975, Bộ chính trị và Quân ủy trung ương họp và quyết định: giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975-1976) và nếu có thời cơ thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Để cho ra đời bản kế hoạch này, Tổng hành dinh đã suy đi tính lại rất nhiều như chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong bài thơ “Học đánh cờ” “Phải nhìn cho rộng, suy cho kĩ // Kiên quyết không ngừng thế tấn công” để tránh “Lạc bước hai xe đành bỏ phí”.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược, phát hiện thế bố trí chiến lược của địch là thế mạnh ở hai đầu chiến tuyến (Huế-Đà Nẵng và Sài Gòn) và bố trí rất sơ hở ở quãng giữa (miền Trung và Tây Nguyên). Đồng thời Bộ chính trị cũng nhận thấy vị trí chiến lược của Tây Nguyên, nóc nhà của Đông Dương, nên quyết định chọn Tây Nguyên (trọng điểm là nam Tây Nguyên) là chiến trường chủ yếu mở màn cuộc tiến công chiến lược Xuân 1975.Trên cơ sở quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến lược của Bộ Chính trị, quân và dân ta đã triển khai thế trận gồm cả lực lượng chính trị, quân sự, cả ba thứ quân vào một thế trận chiến lược và cơ động trên toàn chiến trường. Nòng cốt của thế trận này là ba khối chủ lực được bố trí ở Tây Nguyên - Huế - Đông Nam Bộ, có khả năng giáng những đòn tiêu diệt lớn về chiến dịch trên từng khu vực và khi cần thiết có thể tập trung nhanh chóng tạo được thế áp đảo trên chiến trường quyết định. Với cách triển khai lực lượng như vậy, ta đã căng địch ra cả ba chiến trường trọng yếu; ghìm chặt quân chủ lực địch ở hai đầu chiến tuyến là Thừa Thiên và Miền đông Nam Bộ, tạo điều kiện để mở đòn tiến công và giành thắng lợi ở chiến trường Tây Nguyên.
Sau khi đã hoàn thành việc "bày binh, bố trận", tiến hành nghi binh làm lạc hướng chú ý của địch vào Trị - Thiên và bắc Tây Nguyên, ngày 10-3-1975, quân ta nổ súng tiến công, đánh đòn điểm huyệt Buôn Mê Thuột. Bằng cuộc tiến công hiệp đồng binh chủng của các sư đoàn chủ lực, kết hợp với các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, các tiểu đoàn bộ binh bí mật tiến vào bố trí sẵn, bỏ qua các chốt ngoại vi, đánh thẳng vào thị xã, ta đã nhanh chóng đập vỡ hai đầu não chỉ huy của địch là sở chỉ huy sư đoàn 23 quân ngụy và sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc. Tiếp đó, chúng ta nhanh chóng đập tan cuộc phản đột kích của Quân đoàn 2 ngụy ở Tây Nguyên, hòng tái chiếm Buôn Mê Thuột, tiêu diệt sư đoàn 23 bộ binh ngụy. Đòn điểm huyệt và đánh bại cuộc phản kích của sư đoàn 23 khiến địch trở nên hoảng loạn, đẩy chúng từ sai lầm về chiến dịch tới sai lầm lớn về chiến lược: rút bỏ Tây Nguyên theo đường số 7, một "tử lộ" đã bỏ phế từ lâu. Cuộc truy kích của quân và dân ta trên đường số 7 đã xóa sổ Quân khu 2 ngụy, tiêu diệt và làm tan rã một tập đoàn phòng ngự lớn, giải phóng một địa bàn chiến lược quan trọng, dẫn đến sự suy sụp và tan rã về chiến lược.
Thắng lợi của đòn tiến công chiến lược Tây Nguyên là một thành công xuất sắc của nghệ thuật chọn hướng tiến công, chọn điểm đột phá; nghệ thuật nghi binh, tạo thế (bao vây, chia cắt), giành và giữ quyền chủ động thế trận; nghệ thuật vận dụng cách đánh, điều hành và tổ chức trận then chốt... Thắng lợi của đòn tiến công chiến lược Tây Nguyên, ta đã phá vỡ thế trận chiến lược của địch, làm rung động toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở phía bắc, mở ra bước ngoặt quyết định của giai đoạn kết thúc chiến tranh. Thời cơ chiến lược để thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975 đã xuất hiện.
Trong lúc kẻ địch chưa hết bàng hoàng trước đòn tiến công bất ngờ và mãnh liệt của đối phương vào thị xã Buôn Mê Thuột thì quân dân mặt trận Huế - Đà Nẵng đã mở đòn tiến công chiến lược thứ hai, với ba chiến dịch đồng thời, kế tiếp nhau (Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi, Đà Nẵng) nhằm tiêu diệt tập đoàn phòng ngự mạnh của quân ngụy trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị, Thừa Thiên, đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi. Từ ngày 18-3-1975, phán đoán địch có thể rút chạy khỏi Huế, đưa Sư đoàn 1 vào Đà Nẵng, thực hiện co cụm chiến lược, tổ chức phòng ngự từ đèo Hải Vân trở vào, Quân khu Trị Thiên, Quân đoàn 2 đã nhanh chóng đưa lực lượng thọc sâu, chia cắt đường số 1, triệt đường rút chạy vào Đà Nẵng của địch, giải phóng toàn bộ Trị Thiên, đồng thời hình thành thế bao vây đối với Huế...
Sau khi tạo thế chiến dịch, ngày 26-3-1975, Bộ Tổng tư lệnh quyết định tổng công kích vào Đà Nẵng. Bằng đòn tiến công táo bạo, bất ngờ, ta đã làm cho địch không kịp trở tay. Đến chiều ngày 29-3, ta giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, đập tan "lá chắn thép" kiên cố của địch ở phía bắc, tiêu diệt và làm tan rã hơn 10 vạn quân địch...
Thắng lợi của đòn tiến công chiến lược Huế - Đà Nẵng thể hiện nghệ thuật nhạy bén nắm bắt thời cơ và quyết tâm chuyển hướng tiến công kịp thời, chính xác của Bộ Tổng tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy Quân khu Trị Thiên, Quân khu 5, Quân đoàn 2. Các chiến dịch đã có bước phát triển cao về nghệ thuật đánh giá tình hình so sánh lực lượng; nghệ thuật chọn hướng và mục tiêu tiến công; nghệ thuật bao vây, chia cắt địch; đặc biệt là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ của bộ đội chủ lực cơ động với hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng.
Đòn tiến công chiến lược Huế - Đà Nẵng đã góp phần quyết định và làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt đột biến về cục diện chiến trường, dồn quân địch vào thế tan vỡ về chiến lược; mở ra cho ta một vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn từ miền bắc vào đến Tây Nguyên. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng tiến công với quy mô lớn, trên cả đường bộ, đường không và đường biển, tập trung lực lượng áp đảo trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng vào sào huyệt địch.
Cách mạng Miền nam phát triển với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”. Trước thời cơ lịch sử, Bộ Chính trị quyết định “ tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật, vật chất giải phóng miền nam trước mùa mưa năm 1975” Ngày 14-4-1975, theo đề nghị của Bộ tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn và nguyện vọng của đồng bào cả nước, chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Sự kiện này có giá trị chính trị-tư tưởng rất lớn, cổ vũ động viên quân dân miền nam xông lên lập chiến công dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.
Theo mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. “Quyết chiến và toàn thắng", các quân đoàn chủ lực cơ động cùng các quân đoàn chủ lực tại chỗ của ta nhanh chóng cơ động, hình thành 5 cánh quân hùng mạnh bao vây Sài Gòn. Trong một thời gian ngắn, ta đã tập trung vào chiến dịch một lực lượng quân sự lớn chưa từng có: 5 quân đoàn chủ lực và lực lượng tại chỗ của Nam Bộ, cùng với hàng chục sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, binh chủng, quân chủng, với nhiều vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đây là một thành công đặc biệt về khoa học tổ chức, là bước phát triển cao của nghệ thuật tạo ưu thế tuyệt đối hơn địch ở địa bàn quyết định, trong thời điểm quyết định.
Sáng ngày 26-4-1975, đòn tiến công chiến lược giải phóng Sài Gòn - Gia Định bắt đầu. Sau khi thế trận đã cài xong, từ 5 hướng: Bắc (Quân đoàn 1), Tây Bắc (Quân đoàn 3), Tây Nam (Đoàn 232 và chủ lực Miền), Đông Bắc (Quân đoàn 4), Đông (Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu V vừa giải phóng Phan Rang), 5 cánh quân ta đồng loạt tiến công vào sào huyệt của địch. Với khí thế dũng mãnh, với cách đánh ngoài đánh vào kết hợp với bên trong nổi dậy, đồng thời sử dụng những binh đoàn đột kích mạnh, nhanh vào các mục tiêu xung yếu của địch, sau bốn ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta thọc sâu, chia cắt, đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn - Gia Định, chiếm Dinh Độc Lập, buộc ngụy quyền Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Đúng 11 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975, lá cờ của Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam bay trên nóc Dinh Độc Lập đánh dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng...
Toàn bộ tiến trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, từ khi kế hoạch bắt đầu khởi xướng ở Tổng hành dinh cho đến ngày toàn thắng là kết quả hợp thành của những nhân tố rất cơ bản, trong đó nghệ thuật chỉ đạo chiến lược chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Đó thật sự là một mẫu mực về nghệ thuật lãnh đạo chiến lược điều hành chiến tranh của bộ Thống soái và cơ quan Tổng hành dinh đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đại tương Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo.... Đó là nghệ thuật bày binh bố trận, căng mỏng địch ra hai đầu chiến tuyến, tạo điều kiện cho đòn đánh mãnh liệt vào quãng giữa cắt đôi thế trận địch; đó còn là nghệ thuật chọn hướng tiến công, chọn điểm đột phá; nghệ thuật nắm và tạo thời cơ chiến lược; nghệ thuật tạo sức mạnh ưu thế áp đảo bằng sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng và thế trận; nghệ thuật lợi dụng sai lầm của địch, luôn luôn đánh địch bất ngờ, mãnh liệt và thần tốc; nghệ thuật chọn cách đánh chiến lược - chiến dịch đúng đắn, sáng tạo, mưu lược. Đó còn là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng; kết hợp quân sự, chính trị, ngoại giao..Rõ ràng “Tấn công, thoái thủ nên thần tốc // Chân lẹ tài cao ắt thắng người”. Việc giải quyết tốt các vấn đề trong nghệ thuật quân sự đã làm nên lich sử “ Vốn trước hai bên ngang thế lực // Mà sau thắng lợi một bên giành // tấn công, thoái thủ không sơ hở // Đại tướng anh hùng mới xứng danh”
Ngô Ngọc Hồng Hoa (k32- Sư phạm)
Về Đầu Trang Go down
https://clbsuhoc.forumvi.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 73
Join date : 23/02/2011
Đến từ : Quy Nhơn

Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975   Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 I_icon_minitime2/6/2011, 06:05

Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết. Ngay sau hiệp định, Mỹ liền thay thế thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương cũng như là ở Đông Nam Á. Cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ_ Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương bên cạnh đó cũng giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. giữa lúc cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở hai miền đất nước đang trên đà thắng lợi thì 2-9-1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Biến đau thương thành sức mạnh, toàn dân, toàn quân ta ở hai miền Nam-Bắc đã dấy lên cao trào thi đua sôi nổi và đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn dẫn đến Hiệp định Pa-ri 21-7-1973, nhưng vì muốn giữ “danh dự, uy tín” và quyền lợi, Mỹ vẫn chưa từ bỏ Việt Nam. Mỹ vẫn để lại hơn hai vạn cố vấnquân sự đội lốt dân sự, lập lại bộ chỉ huy quân sự trá hình, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho quân ngụy, nuôi mộng quay lại. Nhưng sau thắng lợi Phước Long(6-1-1975) với sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn khả năng can thiệp trở lại của Mỹ rất hạn chế. Bộ chính trị TƯ Đảng bấy giờ đã kịp thời phát hiện thời cơ chiến lược, kiên quyết nắm thời cơ chỉ đạo, tổ chức cuộc Tổng khởi nghĩa.
Hội nghị bộ chính trị mở rộng(18-12-1974 F 8-1-1975) đã bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.Đó thực sự là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Từ trong hội nghị và thực tế lịch sử đã chứng minh:” phải chớp lấy thời cơ, ngoài ra không có con đường nào khác, không thể “trường kì mai phục “ chờ đợi thời cơ từ bên ngoài đưa tới, cũng không thể trông chờ một cuộc “thi đua hòa bình” giữa hai chế đọ để giải phóng miền Nam”. Bộ chính trị cũng nhận định cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ:” Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong 1975”.
Đường lối thể hiện rõ tính kiên định về nguyên tắc và tính linh hoạt về sách lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh phải” kiên quyết không ngừng thế tấn công”, ta có thể thấy đó là một nghệ thuật tiến công kết hợp giữa thế, lực và thời cơ, báo hiệu một mùa xuân đại thắng:
“Tấn công thoái thủ nên thần tốc,
Chân lẹ tài cao ắt thắng người..”
Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng ở đây ngụy quân có nhiều sơ hở, lực lượng của chúng yếu do nhận định saihướng tiến công của quân ta.Từ tháng 2 năm 1974,hướng mặt trận Tây Nguyên đã được Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam dự kiến là hướng đột phá chủ yếu trong chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam trong 1975-1976. Dự kiến này được cụ thể hoá thành kế hoạch tác chiến, ban hành kèm theo Nghị quyết của Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên (B3) tháng 12 năm 1974.
Thực hiện nghị quyết của bộ Chính trị, Quân ủy trung ương quyết định dùng lực lượng chủ lực mạnh mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên với trận then chốt mở màn tiến công Buôn Ma Thuột nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chiếm thị xã Buôn Ma Thuột ,giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, phát triển cuộc tiến công sang các tỉnh ven biển miền Trung, thực hiện chia cắt chiến lược.
Thực hiện kế hoạch này, từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 3 năm 1975, các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh B3 QĐNDVN tiến hành các hoạt động kiềm chế, đánh nghi binh chủ lực Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Bắc Tây nguyên: Pháo kích khu vực Pleiku, Kontum trong 6 ngày; cắt đứt đường 19 tại ba điểm ở cả phía Đông và Tây Pleiku, cắt đường 14 ở Ea H'Leo, cắt đường 21 ở phía Đông Chư Cúc. Các cứ điểm phòng ngự từ xa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lần lượt bị đánh chiếm: Azun hạ, đèo Thượng An (ngày 4 tháng 3); Chư Sê (ngày 7 tháng 3); Thuần Mẫn (ngày 8 tháng 3); Núi Lửa, Đức Lập (ngày 9 tháng 3). Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng không vận đưa Liên đoàn 21 biệt động quân từ Pleiku về Buôn Ma Thuột. Đơn vị này phối hợp với 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 53 (sư đoàn 23 QLVNCH) hành quân lên Buôn Hồ để bảo vệ phía Bắc Buôn Ma Thuột nhưng không lấy lại được Đức Lập. Đến chiều ngày 9 tháng 3, Buôn Ma Thuột đã hoàn toàn bị cô lập về đường bộ với các khu phòng thủ khác trên địa bàn Quân khu II (Quân đoàn II - QLVNCH).
2 giờ sáng ngày 10 tháng 3, lực lượng bộ binh của các sư đoàn 10 và 316 QĐNDVN được tăng cường Trung đoàn 198 đặc công và trung đoàn tăng-thiết giáp 273 dưới hỏa lực yểm hộ của hai trung đoàn pháo binh của các sư đoàn tấn công Buôn Ma Thuột. Ngày 11 tháng 3, thị xã này thất thủ. Ngày 12 tháng 3, Quân đoàn II (QLVNCH) điều động các trung đoàn bộ binh 44, 45 (sư đoàn 23), liên đoàn 21 biệt động quân và bộ phân còn lại của trung đoàn 53 với sự yểm hộ của sư đoàn 6 không quân phản kích nhằm tái chiếm Buôn Ma Thuột. Cuộc phản kích không thu được kết quả do các trung đoàn 44, 45 bị sư đoàn 320A (QĐNDVN) phản đột kích vào phía sau đội hình hành quân và cầm chân tại Cẩm Ga, Thuần Mẫn trên đường 14 ; liên đoàn 21 biệt động quân và tiểu đoàn còn lại của Trung đoàn 53 bị các lực lượng của sư đoàn 10 và sự đoàn 316 đã đánh chiến Buôn Ma Thuột tấn công chính diện, bao vây và tiêu diệt tại sân bay Hòa Bình (Phụng Dực). Ngày 17 tháng 3, những cố gắng cuối cùng để tái chiếm Buôn Ma Thuột của QLVNCH thất bại.
Sáng 14 tháng 3, tại Cam Ranh, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho trung tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân đoàn II - Quân khu II triệt thoái các lực lượng QLVNCH khỏi Tây Nguyên. Do thời gian quá gấp gáp, không giữ được bí mật hành quân, tổ chức không chặt chẽ và sai lầm trong việc chọn đường rút quân; phần lớn các lực lượng này bị các sư đoàn 320A, 316 của QĐNDVN truy kích suốt dọc đường số 7 và bị tan rã và thiệt hại đến 75% quân số và và phương tiện. Kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa gần như mất toàn bộ địa bàn Tây Nguyên (trừ tỉnh Lâm Đồng). Quân đoàn II hầu như không còn binh lực, trừ sư đoàn 6 không quân còn nguyên vẹn tại Phan Rang, liên đoàn 6 biệt động quân và thiết đoàn 19 rút trước nên về được Tuy Hoà, Nha Trang. Chiến dịch này tạo nên bước ngoặt đánh dấu giai đoạn bắt đầu sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa cùng với quân đội của họ. Với những thắng lợi trước đó ta đã đưa cách mạng miền Nam lênthế tiến công, mở dầu cuộc chiến tranh giải phóng một cách chủ động, đặt Mĩ vào thế bị động ngay từ đầu dẫndến thất bại ở Tay Nguyên.
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động ngày 5 tháng 3, gần như đồng thời với Chiến dịch Tây Nguyên. Khi nhận thấy QLVNCH đang tan vỡ trên đường số 7, QĐNDVN liền chuyển ngay sang phương án thời cơ, sử dụng Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) phối hợp với Quân khu Trị-Thiên, Quân khu 5 tiến công chiếm cố đô Huế và ngay sau đó là Đà Nẵng - thành phố lớn thứ hai của miền Nam và là trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế lớn nhất của Quân khu 1. Chiến dịch này được tổ chức rất nhanh chóng, tiến hành theo chỉ thị từ xa và trực tiếp từ Bộ Tổng Tư lệnh tại Hà Nội vừa thông qua Bộ Tư lệnh chiến dịch, vừa truyền đạt trực tiếp đến các đơn vị quân đoàn, sư đoàn. Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức tấn công trong hành tiến, vừa đánh vừa trinh sát chiến trường, triệt để tận dụng sự rối loạn chỉ huy của QLVNCH để liên tục tăng cường các mũi đột kích sâu, hợp vây các đơn vị của QLVNCH tại Quân khu I.
Việc Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động tấn công gần như cùng lúc trên các mặt trận ở miền Nam đã làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà không thể điều động các lực lượng trù bị chiến lược đi ứng cứu cho các địa bàn then chốt. Sức tấn công liên tục của bộ binh với hỏa lực của mạnh của xe tăng và pháo binh QĐNDVN trong điều kiện ít bị uy hiếp từ trên không đã nhanh chóng đẩy các đơn vị QLVNCH vào thế bị động chống đỡ. Sự rối loạn trong chỉ huy tác chiến các cấp của QLVNCH đã làm cho các đơn vị vốn thiện chiến và được trang bị tốt cũng không thể kháng cự lâu dài một cách có tổ chức. Trong khi tình hình nguy ngập thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh rút các sư đoàn dù và thủy quân lục chiến ra khỏi Quân khu I, nói là để bảo vệ các mục tiêu quan trọng hơn. Việc điều quân này đã làm cho Quân đoàn I QLVNCH suy yếu. Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn I lần lượt phải cho quân rút bỏ Quảng Trị, sau đó đến Huế và ra lệnh tử thủ tại Đà Nẵng. QĐNDVN đã nhanh chóng cơ động lực lượng cắt đứt giao thông trên bộ ở Bắc đèo Hải Vân, hất các đơn vị cánh Bắc của Quân đoàn I QLVNCH chạy ra cửa biển Thuận An và Tư Hiền để chờ tàu hải quân đến cứu. Cuộc tháo chạy đã diễn ra hoảng loạn vô tổ chức. Các đơn vị QĐNDVN đã khóa chặt hai cửa biển này bằng pháo binh và bộ binh. Những đơn vị QLVNCH thoát được lên tàu chạy vào đến Đà Nẵng cũng không còn là đơn vị chiến đấu nữa mà còn làm cho rối loạn thêm tình hình tại Đà Nẵng. Các lực lượng còn lại bỏ vũ khí hoặc đầu hàng hoặc tan rã. Ngày 26 tháng 3, Huế thất thủ.
Ngay sau khi chiếm cố đô Huế, QĐNDVN hợp vây Đà Nẵng từ ba phía Tây, Nam, Bắc và bắt đầu tấn công ngay từ ngày 26 tháng 3. Với tinh thần” kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất và với lực lượngcó thể chuyển tới sớm nhất”. Thành phố hỗn loạn. Quân lính rã ngũ từ Huế kéo vào trở thành một đám cướp bóc. Sĩ quan và binh lính cùng với dân cố gắng thoát khỏi thành phố bằng tàu hải quân. Phái bộ MAACV tại Sài Gòn thì lập một cầu hàng không để di tản người Mỹ và các đồng minh của họ. Các tuyến phòng thủ của QLVNCH quanh Đà Nẵng lần lượt tan vỡ sau hai ngày giao chiến trong tuyệt vọng. Các đơn vị QĐNDVN bỏ qua vòng ngoài nhanh chóng đánh chiếm trung tâm thành phố mà không gặp kháng cự nào đáng kể. Ngày 29 tháng 3, Đà Nẵng thất thủ. Tại đây khoảng 14 vạn sĩ quan, binh lính QLVNCH đã ra hàng. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng kết thúc.
Cũng trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975, lần lượt các tỉnh thành phố ven biển miền trung gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà bị bỏ lại. QLVNCH gom tất cả các đơn vị còn lại của các quân đoàn (quân khu) I và II, lập phòng tuyến ngăn chặn tại Phan Rang và giao cho Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH chỉ huy. Kết thúc chiến dịch, QĐNDVN đã chiếm được 14 tỉnh tại miền Nam Việt Nam với 50% đất đai và 40% dân số. Phía trước họ đã là Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
Sau khi mất toàn bộ quân khu I và quân khu II chỉ chưa đầymột tháng. Chúng vội vàng tập hợp tàn quân lập tuyến phòng thủ từ Phan Rang trở vào, ngăn chặn làm chậm cuộc tiến công của ta cho đến mùa mưa.
Về phía Mĩ, để giúp cho bọn ngụy quân kéo dài cơn hấp hối, tổng thống Pho cho lập cầu hàng không khẩn cấp chuyên chở vũ khí, trang bị cho quân của Thiệu.
Bộ chính trị hạ quyết tâm:” nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện” tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là tháng 4-1975, không thể chậm trễ”
Để thực hiện quyết tâm đó, bộ chính trị quyết định thành lập bộ tư lệnh và đảng ủy mặt trận( 3-4), quyết định tên chiến dịch đánh vào Sài Gòn là” chiến dịch Hồ Chí Minh” (14-4)
Tháng 4-1975, nhân dân ta trên mọi miền của đất nước đã sống những ngày hêtsức sôi động và hào hung với khí thế“thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”
Để đảm bảo chắc thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Quân đội nhân dân Việt Nam đưa thêm Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết thắng), gồm các sư đoàn 312 và 320B cơ động bằng đường biển và đường không vào chiến trường. Sư đoàn 308 (còn gọi là Sư đoàn Quân Tiên phong) được để lại để bảo vệ miền Bắc.
Tại khu vực xung quanh Sài Gòn, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 13 đơn vị cấp sư đoàn và các lữ đoàn, trung đoàn độc lập của các binh chủng bộ binh, pháo binh, thiết giáp, phòng không, đặc công, công binh... Tất cả lực lượng này có quy mô tương đương một tập đoàn quân với bốn quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn (các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232), được bố trí thành 5 hướng tấn công chính vào Sài Gòn. Ngay từ ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam đã chính thức đặt tên cho chiến dịch này là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra chỉ vẻn vẹn trong 4 ngày từ ngày 26 tháng 4 đến khi các đơn vị của Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) và lữ đoàn xe tăng 203 Quân đội nhân dân Việt Namchiếm được Dinh Độc Lập và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975.
17 giờ ngày 26 tháng 4, pháo binh tầm xa của Quân đội nhân dân Việt Nam bố trí tại Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Tân Phước Trung, Mỹ Hạnh, Việt Cần, Nhơn Trạch đã bắn vào các mục tiêu: Căn cứ quân sự Đồng Dù, Căn cứ quân sự Bến Lức, Căn cứ quân sự Long Thành, trận địa pháo binh QLVNCH ở Thành Tuy Hạ, Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH... trong hơn một giờ. Bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam có xe tăng-thiết giáp yểm hộ đồng loạt tiến quân trên hướng Đông và Đông Bắc Sài Gòn. Đến ngày 27 tháng 4 tất cả các lực lượng ở các hướng còn lại cũng phát động tiến công.
Trên hướng Đông, hồi 16 giờ cùng ngày, căn cứ Nước Trong và chi khu quân sự Long Thành nằm trên đường số 15 thất thủ sau một ngày chống cự. Đến trưa ngày 28 tháng 4, số quân còn lại của Sư đoàn 18 QLVNCH mặc dù có trong tay 26 khẩu pháo và một tiểu đoàn xe tăng mới được tăng phái nhưng dưới sức ép tấn công như gió lốc của QĐNDVN đã phải bỏ chi khu quân sự Trảng Bom, rút về Hố Nai. Bộ Tổng tham mưu QLVNCH định lập tuyến trì hoãn chiến Long Bình - Long Thành nhưng không thể thực hiện được vì đã mất Long Thành từ chiều hôm trước. Bộ tư lệnh Quân đoàn III - QLVNCH phải di tản khẩn cấp về Gò Vấp. Sân bay Biên Hòa cũng bị bỏ ngỏ từ chiều 28 tháng 4, một số máy bay của sân bay này được đưa về Tân Sơn Nhất, số bị bỏ lại lên đến hàng trăm chiếc. Cũng trong ngày 28 tháng 4, sư đoàn 325 và các đơn vị địa phương Quân khu 7 của QĐNDVN chiếm lĩnh toàn bộ tỉnh Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu.
Đến cuối ngày 28 tháng 4, Quân đoàn 2 đã bao vây Long Tân, áp sát xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa ở hướng Đông. Trên hướng Bắc, Quân đoàn 4 đã chiếm Trảng Bom, tấn công Biên Hoà. Các chi đội đặc công phái đi trước của cánh quân này đã chiếm cầu Xa Lộ bắc qua Sông Sài Gòn. Ở hướng Tây Nam, Đoàn 232 cắt đứt quốc lộ số 4, mở thêm bàn đạp tấn công nội đô Sài Gòn. Hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 cắt đứt đường số 1B đi Phnompeng và đường số 22 đi Tây Ninh. Hướng Bắc, Quân đoàn 1 dã có mặt tại cửa ngõ Thủ Dầu Một.[50] Chiều ngày 28 tháng 4, ngay khi nhậm chức và tiếp tục kêu gọi đàm phán, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi. Sài Gòn trở thành một vùng lãnh thổ cô độc của VNCH, nằm cách đối phương không quá 30 km và thực sự đang ở trong tình thế chờ đợi đối phương "bấm nút".[51] Và như để khẳng định điều đó, 5 giờ 15 phút chiều 28 tháng 4, 5 chiếc máy bay cường kích A-37 của Không lực Việt Nam Cộng hòa do những phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam cùng một phi công Sài Gòn đầu hàng điều khiển đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Người Mỹ hiểu rằng, họ không thể di tản bằng máy bay có cánh cố định được nữa. Ngày 29 tháng 4, cùng với việc lên Đài truyền hình quốc gia trực tiếp tuyên bố Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford phát động chiến dịch "Gió lốc", di tản khẩn cấp người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng trong vòng 24 giờ.
Để không gây các rắc rối với Hoa Kỳ, tránh động chạm đến tự ái dân tộc của họ, Quân đội Nhân dân Việt Nam dừng lại bên ngoài thành phố một ngày để cho người Mỹ di tản hết. Trong các ngày 28, 29 tháng 4, từ các tàu sân bay ngoài biển, lính thủy đánh bộ Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác sâu sắc với họ. Cuộc di tản đã diễn ra trong lộn xộn, có rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Tại các điểm đỗ của trực thăng, người ta chen chúc nhau đến mức hỗn loạn để kiếm được một chỗ trên máy bay. Tại các điểm di tản này, lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ dùng báng súng để cản những người Việt Nam tuyệt vọng gây tắc nghẽn đường thoát và lính Việt Nam Cộng hòa nổ súng vào đám người Mỹ ra đi, tạo nên một hình ảnh bi đát có ý nghĩa như một cột mốc đánh dấu chấm hết cho sự dính líu kéo dài 21 năm của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Lúc 4 giờ 45 phút sáng 30 tháng 4, Đại sứ Graham Martin và đoàn tùy tùng lên máy bay trực thăng rời Sài Gòn với bức điện: "Lady 09 đã lên không trung với Cottu".
8 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến nhanh vào Sài Gòn và hầu như không gặp phải sức kháng cự lớn và có tổ chức nào. Tổng thống Dương Văn Minh hạ lệnh đơn phương ngừng chiến, sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền nhưng vị đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt tại Dinh Độc lập lúc 11 giờ 30 phút, đại uý Phạm Xuân Thệ đã tuyên bố rằng: "Các ông chẳng còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện". 11 giờ 45 phút 30 tháng 4 1975 các sĩ quan Quân đội giải phóng đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm đã chấm dứt. Giống như Chiến dịch Điện Biên Phủ trước đó 21 năm, Chiến dịch Mùa Xuân 1975 cũng kết thúc thắng lợi sau 55 ngày đêm.
Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của ta là đẩy Mỹ ra, tạo điều kiện đánh sập toàn bộ Ngụy quân và Ngụy quyền miền Nam, tiến hành chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị chiến trường, tạo thế, tạo lực và nắm thời cơ mở cuộc tiến công và nổi dậy với tinh thần quyết chiến táo bạo, bất ngờ , ta không bị động chờ địch đến mà chủ động đánh địch trong từng trận đánh, từng đợt hoạt động nên thường đón đúng hướng địch đến. Trong Quốc hội Mỹ, các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã chỉ trích tông thống Giôn-xơn và các tướng Mỹ là “ đã đánh theo cách đánh mà kẻ thù lựa chọn chứ không phải theo cách đánh của ta” . Như vậy mới biết:
“…phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công
Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công…”
Phan Thị Huyền Ngân (K33- Tổng hợp)
Về Đầu Trang Go down
https://clbsuhoc.forumvi.net
 
Từ bài thơ “Học đánh cờ” của chủ tịch Hồ Chí Minh đến việc vận dụng vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mười “tiên đoán” lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
» SỰ QUÁI ĐẢN CỦA CÔNG CUỘC KHAI HÓA
» GIỮ GÌN DI TÍCH THUỘC VỀ AI?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Danh mục :: Bài viết-
Chuyển đến